An Thành vương phi Liễu_Kính_Ngôn

Tháng 11 âm lịch năm 552, Tiêu Dịch xưng đế ở Giang Lăng, tức Lương Nguyên Đế. Nguyên Đế yêu cầu Trần Bá Tiên gửi con trai mình là Trần Xương và cháu là Trần Húc đến Giang Lăng, kinh đô mới làm con tin

Tại đây, Nguyên Đế đã ban hôn cho Liễu Kính Ngôn với Trần Húc. Trước đó, Trần Húc đã có vợ chính là Tiền thị, xuất thân thường dân, khi còn ở Nghĩa Hưng (義興)[5]. Năm 553, bà hạ sinh con trai đầu lòng là Trần Thúc Bảo. Năm 554, Tây Ngụy tấn công Giang Lăng, và đến tết 555, giết chết Lương Nguyên Đế. Trần Húc và Trần Xương bị bắt giữ, giải đến Trường An trong khi Liễu Kính Ngôn và con trai bị bỏ lại Nhương Thành (穰城)[4][6].

Năm 557, Trần Bá Tiên kết thúc nhà Lương, thành lập nhà Trần. Trong khi Trần Húc đang bị Tây Ngụy giam giữ, anh trai ông là Trần Văn Đế đã phong tước hiệu của ông lầ An Thành vương. Năm 560, chính quyền kế thừa của Tây Ngụy- Bắc Chu- bắt đầu thương lượng với Trần, đề xuất trao trả Trần Húc. Năm 562, sau khi Trần Văn Đế trao thành Lỗ Sơn (魯山)[7] cho Bắc Chu để trao đổi, Trần Húc đã được phép trở về Trần. Ban đầu, Liễu Kính Ngôn và Trần Thúc Bảo chưa được phép trở về, song sau khi có thêm các cuộc thương lượng, họ cũng được trở về Trần. Trần Húc cũng nghênh tiếp nguyên phối Tiền thị đến phủ của mình, song do vương phi Liễu Kính Ngôn có xuất thân danh giá khi là nữ nhi của một công chúa Lương nên vẫn là chính thất, bà giữ tước hiệu An Thành vương phi.[4][8]

Mùa xuân năm 566, Trần Văn Đế lâm bệnh trọng và băng hà. Thái tử Trần Bá Tông đăng cơ kế vị, tức Trần Phế Đế. Mùa đông năm 568, Trần Húc đã ban một chiếu chỉ nhân danh Chương thái hoàng thái hậu, vu cáo và phế truất cháu mình Trần Bá Tông.